TP.HCM: 3 nghịch lý của thị trường bất động sản; Gói 30.000 tỷ đồng khó về đích; Thủ tục hành chính đừng ‘hành” doanh nghiệp; Nhiều dự án căn hộ cao cấp thích “chui” vào ngõ nhỏ; Siêu lừa chung cư do quản lý lỏng lẻo…là những thông tin nổi bật trên thị trường nhà đất tuần này.
Hình minh họa
TP.HCM: 3 nghịch lý của thị trường bất động sản
Mặc dù thị trường đang hồi phục với nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng song hành vẫn nhiều nghịch lý đó là sự lệch pha cung cầu, dự án “trùm mền” tăng nhanh và đã manh nha dấu hiệu bong bóng.
Năm 2014, căn hộ có giá trên dưới 15 triệu/m2 làm chủ thị trường và được cho là đã đánh trúng vào nhu cầu ở thực của người dân. Tuy nhiên, trong năm nay, phân khúc căn hộ trung và cao cấp lại lĩnh xướng thị trường với hàng loạt dự án liên tiếp được giới thiệu. Theo báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường, từ nay đến năm 2017 TP.HCM sẽ có từ 50 – 60 ngàn căn hộ, trong đó chiếm phần lớn là sản phẩm trung, cao cấp.
1000 dân đòi nợ trăm tỷ: Đại gia quyết không trả
Phí bảo trì chung cư chỉ chiếm 2% hợp đồng, con số tưởng có vẻ rất nhỏ. Nhưng, với quy mô dự án hàng trăm căn hộ thì số tiền này lên tới cả trăm tỷ đồng. Bán nhà, thu tiền, chủ đầu tư đã đút túi cả trăm tỷ, ấy vậy mà khi cư dân đòi lại phí bảo trì để tự quản thì giữ khư khư, không chịu trả.
Trả lại phí bảo trì chung cư cho cư dân đang là vấn đề nổi cộm tại nhiều dự án bất động sản hiện nay. Rắc rối nảy sinh là khoản tiền này đang trong túi các chủ đầu tư, còn ban quản trị cư dân lại là người sẽ sử dụng để vận hành toà nhà. Chính vì lợi ích khác nhau nên đã xảy ra nhiều tranh chấp.
Gói 30.000 tỷ đồng khó về đích
Chỉ còn khoảng 6 tháng nữa, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng phải giải ngân khoảng 16.000 tỷ đồng để hoàn thành kế hoạch đề ra. Như vậy, gói 30.000 tỷ khó về đích như kỳ vọng.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng (trả lời chất vấn Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM – Huỳnh Thành Lập bằng văn bản), tính đến hết tháng 10/2015, tổng số tiền các ngân hàng đã cam kết cho vay về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đạt hơn 21.500 tỷ đồng (72%), trong khi số giải ngân thực tế đạt xấp xỉ 13.500 tỷ đồng (45%). Trong số này, gần 10.100 tỷ đồng được chuyển cho bên mua là các cá nhân, hộ gia đình.
Thủ tục hành chính đừng ‘hành” doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp đề xuất chỉ cần cán bộ nhà nước các cấp “ký nhanh hơn”, đừng xử lý hồ sơ với thái độ “hành là chính” thì sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước, thành phố và doanh nghiệp.
Theo ông Châu, hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản chưa thật sự hoàn thiện, còn nhiều bất cập, thậm chí có nội dung xung đột nhau. Do vậy, việc hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sảnn là hết sức cần thiết và cấp bách. Hiện nay, còn nhiều hồ sơ dự án bất động sản đề nghị được tính toán để doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất, nhưng chưa được giải quyết kịp thời làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà máy thành cao ốc, công nhân bị đẩy ra đường
Dưới danh nghĩa cổ phần hóa và phải di dời ra khỏi nội đô, hàng loạt khu đất các nhà máy trên địa bàn Hà Nội đang rơi vào tay các “đại gia” bất động sản để biến thành những khu chung cư cao tầng để bán, trong khi những người lao động, công nhân gắn bó lâu năm lại bị đẩy ra đường.
Gần một tháng nay những công nhân của Cty CP dệt Mùa Đông vẫn tập trung trước cổng công ty tại số 47 Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) để yêu cầu lãnh đạo đơn vị này chi trả mọi quyền lợi khi nhà máy di dời ra ngoại thành. Theo các công nhân, việc di dời nhà máy ra ngoại thành nhưng lại thông báo đột ngột trong thời gian ngắn, gây khó khăn cho người lao động.
Nhiều dự án căn hộ cao cấp thích “chui” vào ngõ nhỏ
Thiếu quỹ đất đẹp phát triển dự án cao cấp trong nội đô, nên nhiều khu đất không mấy thuận tiện giao thông, cũng được doanh nghiệp phát triển dự án theo tiêu chí cao cấp.
Sau thời gian âm thầm triển khai xong phần móng và hầm công trình, CTCP Xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị (BID Việt Nam) đã giới thiệu Dự án The Garden Hill tại địa chỉ số 99 đường Trần Bình (Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) ra thị trường và ký kết với các đối tác là ngân hàng, đơn vị quản lý và phân phối bán hàng.
Siêu lừa chung cư do quản lý lỏng lẻo
Hàng chục hộ dân nghèo, khó khăn về nhà ở bị lừa vào ở trái phép tại các chung cư của Nhà nước.
Ngày 16-11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho hay vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Trần Quang Hai và Hồ Văn Thương (đều ở Đà Nẵng) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 BLHS (có khung hình phạt cao nhất là tử hình). Đây là vụ lừa đảo chung cư xôn xao dư luận Đà Nẵng khi nạn nhân là hàng chục người dân nghèo, đang gặp khó khăn về nhà ở.